Bệnh trĩ là tình trạng sưng phù, sa dãn các tĩnh mạch vùng hậu môn. Tuy vậy trĩ có thể chia thành trĩ nội và trĩ ngoại. Đọc ngay bài viết để tìm hiểu cách phân biệt 2 loại này nhé!
1. Bệnh trĩ là gì? 2. Chẩn đoán bệnh trĩ và phân biệt trĩ nội – trĩ ngoại 3. Các phân độ trĩ nội – trĩ ngoại |
1. Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là tình trạng sưng phù, sa dãn các tĩnh mạch vùng hậu môn. Biểu hiện bằng các triệu chứng như tiêu ra máu, sa búi trĩ, đau khó chịu vùng hậu môn. Bệnh trĩ rất thường gặp, ở cả nam và nữ giới, đặc biệt đứng đầu trong các bệnh vùng hậu môn đến khám và điều trị. Mặc dù bệnh trĩ thường gây ra các gây phiền toái và khó chịu cho người bệnh. May mắn thay, các phương pháp điều trị bệnh trĩ luôn có sẵn và thường có thể giảm thiểu các triệu chứng khó chịu.
2. Chẩn đoán bệnh trĩ và phân biệt trĩ nội – trĩ ngoại
Chẩn đoán bệnh trĩ bên cạnh việc căn cứ vào các triệu chứng như tiêu ra máu, sa búi trĩ, đau khó chịu vùng hậu môn được người bệnh cung cấp. Bác sĩ còn thực hiện việc thăm khám vùng hậu môn trực tràng và có thể kết hợp với nội soi vùng hậu môn trực tràng hoặc nội soi đại tràng.
Bệnh trĩ có nhiều phân độ khác nhau, dựa vào vị trí và tình trạng sa búi trĩ, bao gồm: độ I, độ II, độ III, độ IV, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, trĩ vòng….
- Trĩ ngoại xuất phát từ tĩnh mạch trĩ dưới đường lược, có thể đi kèm với trĩ nội tạo thành trĩ hỗn hợp. Những búi trĩ này có thể đau và chảy máu do tắc mạch và ngứa. Trĩ ngoại chia thành trĩ ngoại búi (có thể 1, 2, 3 búi) hay hết vòng hậu môn.
- Trĩ nội là phần tĩnh mạch trực tràng nằm trên đường lược bị sưng phồng; lâu ngày trượt khỏi vị trí ban đầu. Từ đó gây nên những triệu chứng khó chịu như đau, sưng, chảy máu khi đi nặng
Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại
3. Các phân độ trĩ nội – trĩ ngoại
3.1. Trĩ ngoại được chia thành nhiều độ gồm:
- Trĩ ngoại độ 1: Búi trĩ ngoại mới vừa hình thành, có kích thước nhỏ bằng hạt đậu hoặc hạt ngô
- Trĩ ngoại độ 2: Các búi trĩ cương tụ do tắc mạch, có thể có chảy máu. Triệu chứng là đau nhức và sưng ở hậu môn.
- Trĩ ngoại độ 3: Các búi trĩ viêm nhiễm do nhiễm trùng, có thể có mủ, nước. Triệu chứng là đau nhức, sưng, nóng rát và có mùi hôi ở hậu môn.
- Trĩ ngoại độ 4: Các búi trĩ hoại tử do thiếu máu, có thể có máu đen, cục. Triệu chứng là đau nhức, sưng, tím tái và có thể gặp sốc do mất máu.
Trĩ ngoại xuất hiện ở ngay cạnh rìa hậu môn, thường sưng to, gây đau nhức dữ dội, khó khăn khi vệ sinh2.
3.2. Phân độ trĩ nội:
Tùy thuộc vào triệu chứng, trĩ nội thường được chia thành 4 cấp độ tượng trưng cho 4 giai đoạn bệnh:
- Độ 1: Giai đoạn bắt đầu của Trĩ nên vẫn chưa có những dấu hiệu cụ thể. Đại tiện có thể kèm đau rát, ngứa ngáy, có máu chảy nhưng chưa nhiều. Búi trĩ đã hình thành nhưng rất khó quan sát bằng mắt thường vì nó đang ở trong ống hậu môn.
- Độ 2: Giai đoạn nặng hơn. Máu chảy nhiều hơn và cảm giác đau rát, ngứa ngáy trở nên rõ rệt. Búi trĩ bắt đầu lòi ra ngoài; biểu hiện là có cục thịt nhỏ lòi ra ngoài khi đi cầu, nhưng thường sẽ co lại ngay sau đó.
- Độ 3: Lượng máu lúc này chảy ra rất nhiều. Búi trĩ trở nên lớn hơn, cảm giác đau và khó khăn ngay cả khi ngồi bình thường. Và vì kích thước trở nên quá lớn, búi trĩ không thể nào tự co lên được, nhưng vẫn có thể dùng tay để đẩy vào trong.
- Độ 4: Kích thước búi trĩ lúc này đã quá lớn nên luôn sa ra ngoài và không thể đẩy vào trong. Cảm giác đau đớn, chảy máu bất cứ lúc nào. Ở giai đoạn này, các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như nhiễm trùng, hoại tử búi trĩ, nứt kẽ, áp xe hậu môn.
Như vậy chúng ta đã cùng tìm hiểu những thông tin tổng quan về trĩ nội. Trong bài viết tiếp theo, chúng mình sẽ đem đến cho anh chị em góc nhìn toàn diện về bệnh trĩ ngoại. Hãy tiếp tục theo dõi và đồng hành với website daflon.com.vn và fanpage Trĩ hết ngả nghiêng – thoải mái ngồi yên để nhận thêm những thông tin bổ ích cho sức khỏe của bản thân và gia đình bạn nhé
Tài liệu tham khảo:
1. Rubbini, M., Ascanelli, S., & Fabbian, F. (2018). Hemorrhoidal disease: is it time for a new classification?. International journal of colorectal disease, 33, 831-833.
2. Osborn, C. O. (2018). How to Deal with Hemorrhoids After Pregnancy. Healthline.